Breaking News

Cuộc cách mạng AI: Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giao tiếp tiếng Anh của thế hệ trẻ tại Việt Nam

Được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo, cuộc cách mạng giáo dục lần thứ tư đã đến. Cô Stephanie Miller, Phó hiệu phó khối Trung học trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội của Tổ chức Giáo dục Nord Anglia, chia sẻ nhận định về những tác động mang tính đột phá lên việc rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông (oracy) cho học sinh.

Tổ chức Giáo dục quốc tế Nord Anglia đang tiên phong
trong những nghiên cứu nhằm định hình những hướng phát triển trong lĩnh vực giáo
dục – định nghĩa lại những phương thức hiệu quả, thách thức các thực tiễn và
ranh giới thông thường, áp dụng Siêu nhận thức (Metacognition) và cho ra mắt
các công cụ đổi mới sáng tạo – để làm phong phú thêm trải nghiệm của học sinh tại
bốn trường Nord Anglia tại Việt Nam.

Là một trong hai trường thuộc Tổ chức Giáo dục Nord Anglia tại
miền Bắc, trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội đã và đang tích hợp các kỹ thuật và tài
nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào chương trình học, quy trình đánh giá
cùng những trải nghiệm mang tính chuyển đổi nhằm chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo sẵn
sàng bước vào một thế giới đang phát triển nhanh chóng.

Phó hiệu phó khối Trung học trường BIS Hà Nội, cô Stephanie
Miller, đã chứng kiến những thay đổi lớn trong lĩnh vực dạy và học trong suốt quá
trình công tác của mình.

“Với việc ứng
dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục, giờ đây học sinh có thể sử dụng công
nghệ một cách độc lập để thực hiện những hoạt động như phương pháp nhập vai
(roleplay), thực hành kỹ năng thuyết trình và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Cuộc cách mạng AI này đang xóa
bỏ những giới hạn trong việc dạy và học theo những cách thức đổi mới sáng tạo”,
cô Stephanie nói.

Image

Theo Quỹ Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia (National Foundation for Educational Research, gọi tắt là NFER), kỹ năng thuyết trình và giao tiếp bằng lời nói
là yếu tố quyết định sự thành công của học sinh – kỹ năng cần thiết giúp thúc đẩy
thành tích học tập của học sinh và giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Cô Stephanie cho biết: “Chúng ta đã được biết về mối liên hệ
quan trọng giữa kỹ năng nói trước đám đông (oracy) và thành tích học tập từ lâu
và cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa một loạt tài nguyên mới vào lớp
học, giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình”.

“Tại BIS Hà Nội, chúng tôi dạy các em học sinh lớp tiếng
Anh bổ trợ (EAL) cách sử dụng AI một cách có đạo đức thông qua nhiều phương
pháp tiếp cận khác nhau, như trò chuyện cá nhân hóa với chatbot bằng ngôn ngữ
khác, luyện tập các câu trả lời khi phỏng vấn ứng tuyển vào đại học, và luyện
cách phát âm chính xác những từ khó.”

Bản chất tương tác cao của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục cũng hỗ trợ học
sinh chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài lớp học, giúp các em tiếp xúc nhiều hơn với
ngôn ngữ bên ngoài các hoạt động và dự án ở trường, đồng thời có thêm cơ hội để
xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, các kỹ năng giao truyền đạt
và giao tiếp giữa các cá nhân.

“Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra những khả năng rộng hơn nhiều so với các
hình thức kiểm tra đánh giá bằng văn bản và dựa trên bài kiểm tra truyền thống.
Đây quả là một thời kì thú vị đối với các em học sinh, cũng như với các thầy cô
giáo!” cô Stephanie nói.

Với tư cách là một chuyên gia trong ngành, cô Stephanie Miller đã phát biểu tại sự kiện này về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và mối liên kết với kỹ năng nói trước đám đông (oracy) – chia sẻ những cách tiếp cận đổi mới và các phương pháp truyền cảm hứng.

Trong tháng 3 vừa qua, các chuyên gia hàng đầu trong ngành
giáo dục
từ các trường quốc tế thuộc Tổ chức giáo dục Nord Anglia ở khắp
nơi trên thế giới đã hội tụ cùng những người đồng nghiệp tại Hà Nội để cùng thảo
luận về những phương pháp đổi mới sáng tạo trong giáo dục nhằm giúp các em học
sinh chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Tại hội thảo do hai trường thuộc Tổ chức giáo dục Nord
Anglia, Trường Quốc tế Anh BIS Hà NộiTrường Quốc tế Anh Việt BVIS
Hà Nội
tổ chức, hơn 200 nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế đã tới và gặp gỡ phụ
huynh, học sinh và cộng đồng tại Hà Nội để chia sẻ những phương pháp thực hành
tốt nhất, những nghiên cứu thú vị và nhận định về cuộc cách mạng AI.

Với tư cách là một chuyên gia trong ngành, cô Stephanie
Miller đã phát biểu tại sự kiện này về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và mối liên kết với
kỹ năng nói trước đám đông (oracy) – chia sẻ những cách tiếp cận đổi mới và các
phương pháp truyền cảm hứng.

This press release has also been published on VRITIMES